Mẫu trạm

GIỚI THIỆU TRẠM BIẾN ÁP MỘT CỘT

Trạm biến áp 1C2:

Nhằm chủ động khắc phục những điểm không thuận lợi cả về hình thức và tính năng sử dụng của các kiểu trạm điện truyền thống, ông Hồ Viết Thống, chủ tịch HĐQT công ty EDI đã kiên trì liên tục từ năm 1999 đến năm 2013 nghiên cứu chế tạo loại trạm biến áp phân phối một cột (đề tài 1C-05) có công suất từ 400 đến 750kVA, điện áp đến 22kV. Sau khi đưa vào ứng dụng thực tế, trạm biến áp phân phối một cột đã nhanh chóng đem lại hiệu quả nhiều mặt. Đây là loại trạm biến áp mới lần đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, góp phần làm phong phú thêm các loại trạm biến áp trong hệ thống phân phối năng lượng điện.

Các trạm biến áp truyền thống thường có các bộ phận chính (tủ trung thế, máy biến áp, tủ hạ thế) bố trí tập trung và rất nhỏ so với kết cấu đỡ. Do đó, phải cần nhiều diện tích để bố trí cả 3 bộ phần chính trong một mặt bằng. Từ đó, hai kỹ sư điện đã nảy sinh ý tưởng tách riêng các bộ phận của trạm và bố trí dọc theo vỉa hè để tiết kiệm diện tích, phù hợp kiến trúc nhà mặt phố. Ngoài ra, trạm một cột còn tích hợp tủ hạ thế với trụ đỡ máy biến áp dạng mở. Máy biến áp cánh tản nhiệt đặc biệt cũng đồng thời được đưa vào áp dụng.

Việc thiết kế chế tạo trạm biến áp một cột với kiểu dáng đẹp, màu sắc phù hợp với cảnh quan kiến trúc đô thị đã được EDI thực hiện bằng phần mềm AutoCad 3D và Solidworks, sau đó chuyển dang gia công trên hệ thống máy tự động CNC. Toàn bộ phần lấy dấu, cắt phôi và uốn tạo hình thân trụ cũng được tính toán để thực hiện tự động trên máy cắt bằng các công nghệ hiện đại của thế giới.

 


Trạm biến áp 1C3, 1C4:

Trạm 1C3, 1C4 là một thế hệ đột phá mới cho quá trình phát triển ngành điện nói riêng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. Kiểu trạm tích hợp gồm 3 phần: Máy biến áp – Phần trung thế - Phần hạ thế được bố trí hợp lý dễ lắp ráp và thao tác vận hành trong một kích thước nhỏ gọn, thân thiện khi đặt trong môi trường đô thị. Trạm biến áp 1C3, 1C4 có công suất lên đến 1250kVA dễ dàng cấp điện kịp thời cho đô thị với mật độ khoảng 6 vạn hộ dân.
Trạm 1C3, 1C4 là kiểu trạm với chi phí sản xuất thấp nhất hiện nay và kích thước cũng nhỏ gọn hơn so với các loại trạm cùng loại đã biết. Toàn bộ kết cấu thép được bảo vệ 2 lần bằng sơn tĩnh điện ngoài trời kết hợp với việc sử dụng tôn ZAM là một lớp phủ hợp kim chống ăn mòn đặc biệt đã được chứng minh là hiệu quả trong chống ăn mòn hơn mạ kẽm lên đến 10 lần. Các chi tiết như ngăn đựng hồ sơ TBA, sào đẩy giá đỡ cũng được tính toán thiết kế tỉ mỉ đảm bảo sự thuận tiện, dễ dàng khi vận hành cũng như dễ bảo quản trong suốt quá trình sử dụng.
Trạm tích hợp tủ trung thế của nhiều hãng trên thị trường cũng như tủ trung thế chuyên dụng cho trạm 1 cột compact. Đặc biệt, các bộ phận của tủ được bố trí theo chiều dọc thay vì dàn hàng ngang theo truyền thống, nhờ vậy chiều rộng giảm còn 1/3 so với các tủ thông thường. Các ngăn đầu cáp đến và đi được bố trí ở dưới và ngăn đầu cáp sang máy biến áp bố trí ở trên nên bố trí cáp đến và đi không bị đan chéo bẻ góc dễ đấu nối thi công. Bảo vệ máy biến áp sử dụng cầu chì hoặc máy cắt theo yêu cầu của khách hàng. Với giá đỡ kiểm tra máy biến áp nhỏ gọn thay cho việc phải sử dụng thang trèo như các trạm 1 cột khác, rất dễ dàng khi cần kiểm tra hay bảo dưỡng định kỳ. Khi không sử dụng có thể xếp lại bằng bản lêc quay kết hợp cơ cấu trượt, rất thuận tiện khi sử dụng, bảo quản.

Trạm biến áp 1C3

Trạm biến áp 1C4


Trạm biến áp 1C5:

Trạm 1C5 là một giải pháp kỹ thuật đơn giản mang lại hiệu quả kinh tế tối đa và là kiểu trạm kín cho đường dây không nhỏ gọn, an toàn, kinh tế và tiết kiệm điện năng phù hợp tiến trình đô thị hóa nông thôn. Với giải pháp “Máy biến áp và tủ hạ áp hợp bộ” trạm 1 cột compact 1C5 là trạm kín có độ an toàn cao sử dụng lưới điện nông thôn hiện có là đường dây không trung hạ thế. TBA có thể đặt vào trung tâm phụ tải nên giảm được chi phí đầu tư xây lắp trạm lại giảm tổn thất khi truyền tải điện năng trên lưới điện hạ áp. Giá thành cạnh tranh với trạm treo là loại trạm đang được sử dụng rộng rãi ở khu vực nông thôn...

Không gian bố trí các thiết bị hạ áp được tăng gấp 2 lần so với trước đây, có thể bố trí cả hai mặt của trụ đỡ, các Aptomat được bố trí theo hàng ngang rất dễ dàng cho việc đấu nối, kiểm tra và thay thế. Kết cấu thép được bảo vệ 2 lần bằng sơn tĩnh điện kết hợp sử dụng tôn ZAM chống ăn mòn đặc biệt.

Máy biến áp sử dụng đầu sứ thường chụp sứ nên có thể tận dụng lại máy biến áp hiện có mà không cần tải tạo lại sứ trung thế plug in hay phải bổ sung đầu sứ Elbow như các loại trạm 1 cột khác. Toàn bộ đường dây không trung hạ thế hiện có cũng có thể được tận dụng khi nâng công suất trạm.